Yến chưng đường phèn để được bao lâu? Những lưu ý khi thực hiện
Tổ yến được biết đến là nguyên liệu quý hiếm, tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, yến chưng đường phèn là món ăn được nhiều người yêu thích bởi nó rất dễ thực hiện và giữ nguyên được những công dụng tuyệt vời của tổ yến tự nhiên. Vậy, yến chưng đường phèn để được bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Yến chưng đường phèn để được bao lâu trong từng trường hợp khác nhau?
Thông thường, các món ăn chế biến từ tổ yến dù là yến sào, yến chưng, súp chè,… đều nên sử dụng ngay sau khi chưng nấu. Bởi đây là thời điểm các dưỡng chất trong yến sẽ được giữ trọn vẹn 100%, đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Ngoài ra, hương vị của món ăn vừa hoàn thành cũng thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Những món như yến chưng táo đỏ hạt chia, yến chưng táo đỏ hạt sen,… lại càng đòi hỏi độ hấp dẫn và kích thích vị giác tốt trong quá trình thưởng thức. Do đó, không nên lưu trữ và bảo quản quá lâu.
Tuy nhiên trong một số tình huống bắt buộc bảo quản thì chỉ nên lưu trữ yến chưng tối đa 14 ngày trong điều kiện tốt. Đặc biệt, các món ăn làm từ yến chưng sẵn cho bé cần lưu ý kỹ về thời gian lưu trữ trước khi sử dụng.
Tùy vào từng trường hợp mà yến chưng đường phèn có các mốc thời gian bảo quản cơ bản cụ thể như sau:
- Yến sau khi chưng đặt ở điều kiện nhiệt độ phòng chỉ nên lưu trữ trong khoảng thời gian 5 giờ
- Yến chưng tươi với hạt sen, hạt chia, kỳ tử,… chỉ bảo quản và lưu trữ tối đa 10 ngày
- Yến chưng không đường hoặc yến chưng đường phèn có thể bảo quản lâu hơn trong khoảng thời gian 14 ngày
- Ngoài ra, trong trường hợp yến chưng được bảo quản ở trong ngăn đông thì người dùng có thể lưu trữ món ăn trong khoảng 3 tháng.
Yến chưng đường phèn có tác dụng gì?
Yến chưng đường phèn là một món ăn bổ dưỡng với nhiều công dụng tuyệt vời, cụ thể:
- Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe: Người bị suy nhươc, trẻ mới ốm dậy, trẻ chậm lớn, người lớn tuổi,… Đây đều là những đối tượng nên sử dụng yến chưng đường phèn thường xuyên để bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong yến có chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng. Do đó, bổ sung yến chưng cơ thể giúp cân bằng quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch.
- tốt cho hệ thần kinh: Trong tổ yến có chứa nhiều vi dưỡng chất Zn, Cu,… có công dụng ổn định hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và giúp người dùng có giấc ngủ sâu hơn.
- Bổ máu: Trong yến có chứa sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hemoglobin – chất đóng vai trò vận chuyển oxy đến các tác bào của cơ thể
- Bổ phế: Yến sào thích hợp cho những người ho kéo dài, suy nhược cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng
- Làm đẹp da: Trong yến sào có chứa một lượng threonine giúp kích thích sản sinh collagen và elastin. Giúp da luôn hồng hào, giảm mụn và các vết thâm nám cũng như tàn nhang trên da.
- Ổn định huyết áp: Với những người có tiền sử huyết áp cao dùng tổ yến sẽ giúp ổn định nhịp tim và cải thiện chức năng tuần hoàn trong cơ thể.
- Tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh: Sở hữu hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp chị em tăng cường sức khỏe trong suốt thai kỳ. Đồng thời phục hồi nhanh sau sinh và làm mờ vết sẹo mổ nhanh chóng.
Cách thực hiện yến chưng đường phèn
Yến sào là nguyên liệu được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị” giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho con người. Thích hợp với các đối tượng như trẻ em, người gia, người mắc bệnh nặng, đặc biệt là phụ nữ có thai. Trong tổ yến có chứa một hàm lượng lớn axit amin, các khoáng chất và vi chất mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp và chuyển hóa được.
Dưới đây là cách chưng yến với đường phèn đúng cách mà vẫn giữ nguyên được dưỡng chất quý giá có trong yến sào.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Yến sào tinh chế: 1 tổ
- Đường phèn
- Nước sạch
- Gừng
Cách thực hiện
Cách thực hiện món yến chưng đường phèn khá đơn giản, dễ làm. Dưới đây là các bước làm mà bạn có thể tham khảo.
- Bước 1: Ngâm yến sào đã chuẩn bị trong nước sạch trong khoảng 30 phút. Nếu chỗ yến chưa tơi bạn có thể lấy tay bóp nát. Sau đó sử dụng rây để loại bỏ nước yến. Cho yến vào thố, đổ nước sạch vào cho yến ngập hơn một chút rồi tiến hành chưng.
- Bước 2: Chưng yến dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian khoảng 20-30 phút. Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì có thể tham khảo sử dụng xửng hấp
- Bước 3: Bạn có thể bỏ thêm chút gừng vào nước yến cho đỡ lạnh bụng. Cạo sạch vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ hoặc sợi. Khi yến chín, bạn tắt bếp sau đó mới cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào. Đảo đều và đợi khi nước yến nguội là có thể thưởng thức ngay.
Bạn có thể dùng khi yến chưng đường phèn còn nóng hoặc để nguội đều được. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 5 gram, và sử dụng đều đặn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Xem thêm: Hạn sử dụng của Yến sào là bao lâu? Chính xác từng loại Yến
Những lưu ý khi thực hiện yến chưng đường phèn
Yến sào là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên làm thế nào để yến phát huy hết công dụng sau khi chế biến thì không phải ai cũng biết. Do đó, khi chế biến và sử dụng món tổ yến chưng đường phèn bạn cần lưu ý những điều sau:
Những lưu ý khi chế biến và sử dụng yến chưng đường phèn
- Tùy vào khẩu vị của từng người mà cho lượng đường phèn phù hợp với người dùng.
- Lượng nước bên trong thố đã bao gồm nước, yến và các nguyên liệu khác không quá 90% chiều cao thố. Bởi khi nhiệt độ cao thì nước bên trong sẽ dâng lên và tràn vào trong chén chứa yến. Điều này vô tình sẽ khiến tác dụng của yến bị giảm đi.
- Nên chưng yến với đường phèn ở nhiệt độ vừa phải không quá 80 độ C, tránh làm mất đi các chất protein bên trong yến
- Muốn cho món ăn yến chưng đường phèn ngon và hương vị đậm đà nên đun nấu trong khoảng thời gian từ 20-30 phút.
- Chỉ nên cho đường phèn sau khi quá trình chưng yến đã hoàn thành, điều này giúp cho dưỡng chất của yến được đảm bảo hoàn toàn.
- Trong tổ yến có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều dễ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu,… Do đó, tùy theo độ tuổi, thể trạng,… mà sử dụng liều lượng yến cho phù hợp.
- Nên sử dụng yến chưng đường phèn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc khi đói bụng hay trước khi đi ngủ.
- Không chưng yến bằng nồi inox hay nồi nhôm bởi sẽ làm mất đi các dưỡng chất quý giá cho yến sào.
- Nên sử dụng thêm một vài lát gừng mỏng vào món yến chưng đường phèn. Gừng có tính nóng sẽ làm trung hòa tính hàn của tổ yến. Giúp bạn không cảm thấy lạnh bụng khi ăn và làm tăng thêm hương vị lạ miệng cho bát yến.
- Bạn có thể hâm nóng tổ yến, tuy nhiên hạn chế không sử dụng lò vi sóng bởi nhiệt độ cao sẽ phá hủy đi các dưỡng chất tốt có trong yến chưng.
Chắc hẳn, thông qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “yến chưng đường phèn để được bao lâu?”. Hy vọng, với những thông tin mà Lifenest cung cấp bạn có thể tự tin chưng yến thật ngon, bảo quản và lưu trữ đúng cách để bổ sung dưỡng chất cho các thành viên trong gia đình.