Thực hư câu chuyện ăn yến là một “tội ác”
Tổ yến được ví là thực phẩm vàng với sức khoẻ và điều này được mọi người thừa nhận. Song song với đó, việc tiêu thụ tổ yến lại gây ra làn sóng tranh cãi vì nhiều ý kiến cho rằng ăn yến là một “tội ác”. Khai thác tổ yến khiến chim yến mất đi nơi sinh sống, khiến chim yến rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Thực hư câu chuyện này là thế nào?
Tổ yến được hình thành thế nào?
Trước khi xây tổ, một đôi chim yến thường lựa chọn những vị trí đảm bảo tổ có thể đủ vững chắc để làm nơi đẻ trứng. Thông thường, những vách đá, khe đá trong tự nhiên là nơi lý tưởng để chim yến làm tổ. Trong các nhà yến, chim yến cũng thực hiện lựa chọn vị trí tương tự. Sau khi có được vị trí cho mình, chim yến đẩy nước bọt ra miệng bằng lưỡi và quẹt lên thành vách để tạo hình tổ. Hàng đêm, chim yến đều làm công việc tương tự.
Theo thống kê, sau mỗi đêm, chim yến sẽ xây được 1mm tổ yến. Trung bình, mỗi tổ yến mất khoảng 40-50 ngày để hoàn thiện và chim yến có thể sử dụng. Sau khoảng 3-4 tháng tổ yến được hình thành, người nuôi yến mới bắt đầu khai thác tổ để sử dụng cho mục đích kinh doanh.
Ăn yến là một tội ác
Luồng ý kiến cho rằng ăn yến là một tội ác dựa trên cơ sở thói quen sinh sản của loài chim yến. Chim yến mẹ đẻ trứng vào bên trong tổ và sau đó ấp trứng chờ ngày chim con ra đời. Chăm sóc chim yến con là nhiệm vụ chung của cả chim bố và mẹ, chúng thay phiên nhau đi kiếm mồi và mớm thức ăn cho con. Chim yến con cho đến khi mọc lông và biết bay thì vẫn ở trong chiếc tổ đó.
Nhiều người cho rằng, việc khai thác tổ yến sẽ khiến chim không còn chỗ để sinh sản và phát triển. Chim yến mẹ khi không thấy tổ sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, chim yến đực cũng sẽ tự tử theo. Vì vậy, việc khai thác tổ chim yến là một tội ác, tiêu thụ tổ yến cũng vậy.
Sự thật là chim yến chỉ sử dụng tổ chúng xây một lần
Mùa sinh sản của chim yến chỉ diễn ra một lần trong năm, rơi vào khoảng tháng 4 hàng năm. Việc xây tổ được diễn ra trước khoảng thời gian đó để chim yến kịp sinh sản. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng chiếc tổ này cho đến khi chim con biết bay đi kiếm mồi. Nếu
Về mặt khoa học, nước bọt của chim yến cần phải được tiết ra. Nếu không dùng để xây tổ, nước bọt này sẽ tiếp tục ứ đọng bên trong cơ thể và sau một thời gian, chim yến sẽ bị ủ bệnh. Do đó, cứ mỗi mùa sinh sản đến, chim yến lại tìm cho mình một người bạn tình và cùng nhau xây tổ.
Nếu tổ cũ vẫn còn đó, chim yến sẽ tiếp tục dùng nước bọt xây tổ cũ dày lên và sử dụng. Tuy nhiên việc xây tổ dày sẽ dẫn đến nguy cơ thành tổ quá cao hoặc lòng tổ nông, khiến chim yến gặp khó khăn trong việc đẻ trứng, ấp trứng và cả sinh hoạt của chim con. Đặc biệt, chim yến có thói quen xây lại tổ ở chỗ cũ. Do đó, khai thác tổ chim yến sau mỗi mùa sinh sản là một cách để chim yến có thể xây lại tổ mới an toàn hơn. Tổ yến được thu hoạch là những tổ yến bị bỏ lại sau mùa sinh sản. Việc khai thác không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hay mạng sống của loài chim này.
Sử dụng yến sào như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho sức khoẻ
Tác dụng của yến sào được ví như thực phẩm vàng dành cho sức khỏe. Vì những công dụng này mà nhiều người nôn nóng hiệu quả khi ăn yến. Tuy nhiên, vì là thực phẩm bổ dưỡng hoàn toàn từ thiên nhiên nên quá trình phát huy tác dụng khi ăn yến cần đến thời gian.
Mỗi ngày, mỗi người lớn nên ăn khoảng 3-5gr yến, tổ yến chưng với đường phèn và có thể thêm vào các thành phần khác như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử. Trẻ em nên dùng khoảng 1-2gr mỗi ngày.
Yến nên được ăn vào lúc bụng rỗng để cơ thể hấp thụ được toàn bộ lượng dưỡng chất dồi dào có trong thành phần của yến. Dùng yến vào buổi sáng trước khi ăn sáng, buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ là hai thời điểm thích hợp nhất. Ngoài ra, thời điểm giữa hai bữa chính, 3h sau khi ăn trưa và 2-3h trước khi ăn tối cũng là lúc hiệu quả để ăn yến.
Khi sử dụng yến, bạn cần lưu ý về cách bảo quản và thời hạn sử dụng yến để tránh các tác hại không đáng có. Yến thô để trong ngăn mát tủ lạnh có thể dùng đến 3 năm. Yến tinh chế trong cùng điều kiện đó có thể sử dụng đến 1 năm. Với yến tươi hoặc yến đã chưng thì chỉ nên dùng trong khoảng 2-7 ngày tuỳ vào thành phần được thêm vào chưng cùng yến. Yến thô và yến tinh chế nếu không bảo quản trong tủ lạnh thì cần giữ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và tránh những nơi quá kín đáo, hầm nóng vì sẽ dễ sản sinh nấm mốc và vi khuẩn.