Dãi yến có tác dụng gì mà được ví như “vàng trắng”
Nước dãi yến, hay được biết đến với tên yến sào, là sản phẩm dinh dưỡng được đông đảo người tiêu dùng tin chọn. Món ăn này được ví như “vàng trắng” cho sức khoẻ bởi những tác dụng thần kỳ của nó. Dãi yến có tác dụng gì? Có thực sự như lời đồn đại của nhiều người vậy hay không? Cùng yến sào Khánh Hòa Lifenest tìm hiểu qua bài viết sau
Nước dãi yến là gì?
Dãi yến là tên gọi khác của tổ yến. Chim yến thường dùng chính nước dãi của mình để làm tổ. Tổ yến thường được hình thành trong các hang yến trên đảo xa hoặc ở các vách núi gần bờ biển. Từ khi nghề nuôi yến trở nên phổ biến, tổ yến còn được hình thành trong các nhà yến nhân tạo.
Mỗi loại chim yến tiết ra nước dãi yến khác nhau. Thông thường có yến trắng, yến huyết, hoàng yến. Tuỳ vào từng loại yến mà nước dãi yến của nó có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt mức độ quý hiếm của các loài yến quyết định giá thành của dãi yến.
Tác dụng của nước dãi yến
Nhiều người truyền tai nhau về tác dụng thần kỳ của nước yến, không khác gì “vàng trắng” cho sức khoẻ. Trên thực tế, dãi yến chứa đến 50-60% protein cùng 18 loại acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Nước dãi yến đồng thời chứa nhiều loại nguyên tố đa vi lượng có ích cho sức khoẻ con người như mangan, kẽm, canxi, kali, sắt. Do đó, nếu sử dụng yến sào vừa đủ liều lượng thì sẽ có tác dụng đáng ngạc nhiên với sức khoẻ.
Tác dụng của nước dãi yến với người lớn
Yến sào có chứa các nguyên tố đa vi lượng giúp cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi. Chưng yến sào với đường phèn hỗ trợ hệ hô hấp, giảm tình trạng ho kéo dài. Hệ tiêu hoá cũng được cải thiện khi yến sào giúp tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và cải thiện vị giác. Nhờ đó hạn chế mức độ thay đổi cân nặng, giúp cân nặng ổn định hơn.
Thành phần nước dãi yến có chứa các acid amin kích thích phát triển hồng cầu và tăng cường hồi phục mô, cơ. Do đó người đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng yến sào mỗi ngày.
Hệ miễn dịch cũng được tăng cường khi yến sào giúp điều hoà lưu thông máu trong cơ thể và ổn định các chỉ số đường huyết, tăng cường hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ chất để tăng cường sức đề khác.
Yến sào với phụ nữ, yến sào chứa elastin và collagen giúp cải thiện da hiệu quả từ tận sâu bên trong tế bào gốc. Ăn yến sào đều đặn và kéo dài giúp hạn chế lão hoá, trẻ hoá làn da và giảm tình trạng mụn da, nám ra, sạm da.
Tham khảo : Phụ nữ ăn yến sào có đẹp da không và bao lâu có hiệu quả?
Tác dụng của nước dãi yến với trẻ em
Hàm lượng canxi, sắt, kẽm và mangan có trong yến sào khiến cho món thực phẩm này trở thành “chìa khoá” cho sự phát triển của trẻ.
Ăn yến sào giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Các nguyên tố đa vi lượng thúc đẩy sự phát triển của xương và mô cơ. Yến sào cũng hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Với những bé có vấn đề về phổi hoặc hệ hô hấp, ăn yến sào giúp cải thiện khả năng miễn dịch và hạn chế các cơn ho.
Yến sào có chứa nhiều acid amin hỗ trợ sự phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng ghi nhớ và ổn định tinh thần để trẻ tiếp thu nhanh hơn.
Tham khảo : Yến sào cho bé biếng ăn hiệu quả tức thì, bé thèm ăn chóng lớn
Tác dụng của nước dãi yến với người già
Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở người già bị giảm sút khi tuổi càng cao. Việc ăn yến hỗ trợ hệ tiêu hoá tăng cường hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết. Từ đó tăng cường khả năng đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả hơn.
Người già thường có triệu chứng mất ngủ. Tác dụng yến sào giúp ổn định tinh thần và tạo cảm giác thoải mái, giấc ngủ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Xương khớp ở người già thường bị thoái hoá, đặc biệt nếu thời trẻ phải vận động nhiều. Yến sào chứa canxi giúp xương chắc khoẻ hơn và chống lão hoá cột sống.
Tác dụng của nước dãi yến với bà bầu
Đối với phụ nữ đang mang thai, giai đoạn 3 tháng đầu không nên sử dụng yến vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Từ tháng thứ 5 trở đi, bà bầu được khuyên nên sử dụng yến sào thường xuyên để tăng cường sự phát triển của thai nhi và cả mẹ.
Trong giai đoạn mang thai, yến sào vừa giúp mẹ bổ sung dưỡng chất hiệu quả, lại giúp ổn định sự phát triển của thai nhi về cả thế chất lẫn trí tuệ. Thai nghén cũng là giai đoạn mà mẹ hạn chế bị nhiễm các bệnh ốm vặt. Ăn yến sào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ổn định hệ hô hấp, hạn chế bị ốm.
Sau khi sinh, thành phần yến sào giúp mẹ bổ sung dưỡng chất và đặc biệt là canxi. Các acid amin có trong nước dãi yến đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và sự hình thành mô cơ. Nhờ đó, tác dụng của nước dãi yến còn giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh nở.
Những cách chế biến nước dãi yến
Với tác dụng được ví như “vàng trắng” và hàm lượng dưỡng chất phong phú đến từ nguồn tự nhiên của dãi yến, việc ăn yến sào cần phải thực hiện đều và đủ. Để không bị ngán, bạn có thể chế biến yến sào theo những cách khác nhau.
Yến sào chưng đường phèn là cách nấu yến phổ biến và được nhiều người áp dụng. Đường phèn không chỉ giúp yến giữ được vị nguyên bản mà còn có tác dụng đến hệ hô hấp, làm dịu những cơn ho kéo dài.
Táo đỏ cũng là nguyên liệu thường được sử dụng cùng yến sào. Yến sào chưng táo đỏ giúp ổn định tinh thần và giấc ngủ.
Ngoài ra nước dãi yến còn được dùng để nấu súp, nấu chè hoặc cháo. Những món ăn này phù hợp cho mẹ bầu và mẹ mới sinh. Vừa dễ ăn, vừa đầy đủ dinh dưỡng.