Mẹo giữ nguyên dinh dưỡng cho món yến chưng đường phèn

Yến sào chưng đường phèn là một trong những cách chế biến tổ yến phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu không khéo léo thì bạn sẽ dễ dàng khiến tổ yến mất hết chất dinh dưỡng. Cùng yến sào khánh hòa Lifenest tìm hiểu hướng dẫn chưng yến đường phèn trong bài viết sau đây.

Tác dụng của tổ yến sào

Với giá trị dinh dưỡng cao, tổ yến sào có nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên đối với sức khoẻ, sắc đẹp và đời sống sinh lý.
Chứa một lượng lớn các chất acid cần thiết, yến sào giúp cơ thể nhanh chóng sản sinh các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của nó. Tổ yến thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau tổn thương. Hệ hô hấp và hệ tiêu hoá cũng được cải thiện nhờ vào dưỡng chất có trong yến sào. Vừa giúp lọc sạch phổi, giảm tình trạng hen suyễn, long đờm, vừa tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Cơ thể nhờ đó cũng trở nên khoẻ mạnh hơn.

Tổ yến có nhiều hợp chất có vai trò quan trọng giúp cải thiện, phục hồi sức khỏe:
Tổ yến có nhiều hợp chất có vai trò quan trọng giúp cải thiện, phục hồi sức khỏe:

Yến sào chưng giúp điều chỉnh nội tiết tố, tăng cường sinh lý cho cả hai giới. Công dụng của yến chưng còn bao gồm cả việc cải thiện đời sống tình yêu cho các cặp vợ chồng.
Đương nhiên không thể không kể đến tác dụng của yến chưng đường phèn với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch thì các chất dinh dưỡng trong thực phẩm này giúp thúc đẩy quá trình phát triển của xương. Yến sào cung cấp canxi giúp xương chắc khoẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
 

Công dụng của tổ yến chưng đường phèn

Chưng tổ yến với đường phèn là phương pháp chế biến quen thuộc từ bao đời nay. Không chỉ bởi sự đơn giản của cách chế biến này mà còn bởi tác dụng của tổ yến chưng đường phèn vô cùng hiệu quả.
Yến chưng hạt sen đường phèn được nhiều người công nhận về khả năng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khoẻ. Những ai bị suy nhược cơ thể hoặc đang trong quá trình hồi phục sau khi ốm được khuyên ăn tổ yến hấp đường phèn. Trẻ em chậm lớn, còi xương, người cao tuổi cũng cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng yến chưng đường phèn. Đặc biệt, trong quá trình điều trị bệnh, thực phẩm này là lựa chọn vừa an toàn vừa đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng hồi phục của cơ thể.

Yensao Chung Hat Sen
Yến sào chưng hạt sen

Một trong những công dụng phổ biến khác của tổ yến chưng đường phèn là trị ho, tiêu đàm. Người bị ho kéo dài, hen suyễn có thể sử dụng thực phẩm này để làm sạch phổi và cải thiện khả năng hô hấp.
Hạt sen có trong yến sào chưng giúp giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Yến sào vốn có tác dụng giảm căng thẳng và an thần. Vì thế, đây là món được khuyên ăn với những ai thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài.

Hướng dẫn chưng yến đường phèn

Những tác dụng của tổ yến chưng đường phèn ở trên chỉ có khi bạn biết cách chế biến mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Để không bị ngán, bạn có thể áp dụng cách chế biến yến chưng hạt sen đường phèn như sau đây.
Chuẩn bị:

  • Tổ yến tinh chế
  • Đường phèn
  • Hạt sen
  • Gừng
  • Nước sạch
  • Nồi chưng yến hoặc nồi có nắp kiếng để dàng theo dõi

Hình nồi chưng yến đã chưng chín yến.
Hướng dẫn chưng yến đường phèn:
Bước 1: Ngâm yến tinh chế vào nước sôi để nguội trong khoảng 15-20 phút. Sau đó dùng rây lấy ra và bỏ nước. Một số loại yến khô và cứng cần thời gian ngâm lâu hơn. Sau khoảng 15-30 phút, bạn có thể thử sợi yến. Nếu chưa nở tơi và mềm, bạn nên ngâm thêm khoảng 30-40 phút.
Hạt sen khô ngâm nước nóng khoảng 1-2h đến khi mềm. Với hạt sen khô, bóc bỏ vỏ và tim rồi ngâm trong thau nước sạch.
Bước 2: Hấp cách thuỷ hạt sen trong khoảng 20-30 phút cho đến khi hạt sen mềm và thơm.
Bước 3: Bỏ yến vào bát chưng hoặc chén sứ (nếu không có nồi chưng yến). Đổ một lượng nước vừa ngập hơn yến một chút.
Bước 4: Đổ nước vào nồi chưng và cho bát yến vào. Lưu ý để nước ngập khoảng 2/3 chén sứ.
Bước 5: Khi nước sôi, hạ nhiệt độ hoặc cho lửa nhỏ lại. Chưng trong khoảng 30-45 phút. Với sợi yến khô và cứng, thời gian chưng nên kéo dài đến 50-60 phút.
Bước 6: Thêm đường phèn, hạt sen và gừng vào rồi trộn đều và dùng.

Xem thêm: Cách làm tổ yến chưng Đông trùng hạ thảo giữ nguyên dinh dưỡng

Một vài lưu ý cần thiết

Bạn cần lưu ý về tần suất ăn tổ yến để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tổ yến chưng đường phèn chỉ nên được ăn từ 2-3 lần một tuần để phát huy đúng tác dụng. Dùng ít sẽ không đủ để cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể. Dùng nhiều sẽ vừa phí vì cơ thể bạn không thể hấp thụ hiệu quả quá lượng chất cần thiết. Đồng thời sản sinh ra một lượng chất thừa và có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Yến đã chưng chính chỉ nên để trong 1-2 ngày và đậy kín nắp để không bị tan thành nước.
To Yen Sao Khanh Hoa Lifenest39
Ngoài hạt sen, bạn có thể chọn thêm vào một số thành phần khác để thay đổi mùi vị. Táo đỏ khô là một lựa chọn không tồi về cả mùi vị lẫn tác dụng. Nó giúp bổ máu, dưỡng huyết, an thần và lợi tim phổi.

sup yen sao ga xe 4

Chi tiết công dụng và cách chế biến món súp yến sào gà xé

Súp yến sào gà xé là một trong những món khai vị được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc. Bên cạnh đó, món ăn…
han su dung yen

Hạn sử dụng của Yến sào là bao lâu? Chính xác từng loại Yến

Yến sào là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao nên các gia đình thường mua để tích trữ sẵn. Tuy nhiên, cũng…
Lưu ý khi sử dụng huyết yến

Hướng dẫn cách chưng yến huyết đúng chuẩn, giữ nguyên dưỡng chất

Huyết yến là loại yến có giá trị cao nhất trên thị trường, bởi nó vô cùng quý hiếm và có hàm lượng dưỡng chất…
Yến chưng mật ong: Cách chế biến thơm ngon bổ dưỡng nhất

Yến chưng mật ong: Cách chế biến thơm ngon bổ dưỡng nhất

Tổ yến là món ngon bổ dưỡng có công dụng tốt với sức khỏe của con người. Hiện nay, yến được chế biến dưới nhiều…
công dụng yến huyết

Những tác dụng của huyết yến với sức khỏe và sắc đẹp

Yến sào là thực phẩm có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe và sắc đẹp con người. Tổ yến được chia làm 3…
Lông yến có độc không

Lông yến có độc không? Ăn phải tổ yến còn lông ảnh hưởng thế nào?

Tổ yến được biết đến là loại thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên khi mua yến tự nhiên,…
Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không và vì sao?

Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không và vì sao?

Mặc dù đã được bảo quản kỹ lưỡng trong các bao nilon hay hũ được đậy nắp kín và đặt trong tủ lạnh nhưng nhiều…
Người bị bệnh ung thư có nên ăn yến sào không?

Người bị bệnh ung thư có nên ăn yến sào không?

Trong nhiều năm trở lại đây, tỉ lệ người mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng cao, thậm chí là có tốc độ gia…
Chia sẻ
Bỏ qua