Hạ đường huyết ăn yến có hiệu quả không? Tại Sao?

Hạ đường huyết là một triệu chứng hay gặp trong cuộc sống, thường xảy ra khi bạn đang đói và hay gặp nhất khi bạn đang điều trị tiểu đường. Vậy bạn đã hiểu rõ triệu chứng này và biện pháp khắc phục dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được, cũng như lý giải hết thắc mắc của đại đa số bệnh nhân tiểu đường là “Hạ đường huyết ăn yến sào liệu có tốt?”

Hạ đường huyết ăn yến tốt không
Hạ đường huyết ăn yến tốt không? 

Hạ đường huyết là gì? Có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết là gì?

Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi hàm lượng glucose trong máu quá thấp so với ngưỡng quy định.Tình trạng này phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường điều trị bằng thuốc, tiêm insulin, hay tự ý uống thuốc tiểu đường mà không theo chỉ định của bác sĩ.
Các dấu hiệu hạ đường huyết do mắc tiểu đường thường bao gồm:

  • Run rẩy, da tái
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Hay đổ mồ hôi và cảm thấy đói
  • Tim đập nhanh

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết?

Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và hormone glucagon bị mất cân bằng, do:

  • Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc đặc trị tiểu đường khác mà không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống không khoa học, ăn quá ít hoặc đợi quá lâu giữa các bữa.
  • Không cấp đủ lượng đường bột cần thiết.
  • Chế độ ăn kiêng quá mức, không hợp lý.
  • Uống nhiều rượu bia.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Nhiều người không xử trí kịp thời khi bị hạ đường huyết, nên đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Dễ té ngã, chấn thương, tai nạn.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong

Hạ đường huyết ăn yến sào được không?

Đối với người bị thiếu dinh dưỡng

Phần nhỏ nguyên nhân gây ra hạ đường huyết là do cơ thể thiếu dinh dưỡng, nhịn đói lâu ngày. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này người bệnh nhanh chóng bổ sung thực phẩm, tốt nhất là các món dễ tiêu, nhanh hấp thụ như cháo, súp và đặc biệt hơn là dùng yến sào là biện pháp ưu việt nhanh chóng đem lại hiệu quả cao. 
Bởi vì trong yến sào có rất nhiều dưỡng chất có lợi cùng hàm lượng lớn protein và hơn 18 loại acid amin, chất khoáng,… cực kỳ cần thiết khi cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này, hãy cho bệnh nhân uống nước yến hoặc nấu súp hay cháo yến, bệnh nhân sẽ hồi phục sức khỏe nhanh và an toàn.

Lý giải tại sao người thiếu dinh dưỡng nên ăn yến khi hạ đường huyết
Lý giải tại sao người thiếu dinh dưỡng nên ăn yến khi hạ đường huyết

 Đối với người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết

Ngoài các thành phần dinh dưỡng trong tổ yến được kể đến, giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng đường máu và hồi phục sức khỏe trên, thì yến sào còn giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết khi sử dụng thường xuyên bởi trong tổ yến chứa các hoạt chất sau:

  • Chất Lucine tham gia vào quá trình điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định.
  • Chất Phenylamin giúp điều tiết lượng đường huyết ngoài ra còn giúp điều tiết việc đông máu và tăng cường trí nhớ nhằm ngăn ngừa các hậu quả do tụt đường huyết gây ra.
  • Chất Isoleucine giúp điều tiết, bão hòa lượng glucose trong máu, hình thành hemoglobin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Như vậy, chính từ những thành phần của tổ yến mang đến này, có thể thấy đây đích thị là thực phẩm người bị tiểu đường nên thêm vào thực đơn, để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là hạ đường huyết.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn yến được không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn yến được không?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn yến được không?

Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của những mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ. Tổ yến là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho cả mẹ và bé, bởi không những cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng mà còn giúp ích cho quá trình tạo máu, phát triển hệ thần kinh cho trẻ. Chính vì vậy các chuyên gia đã cho rằng, yến sào là thực phẩm tốt bổ dưỡng cho các mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý cách chế biến phù hợp để tránh gia tăng lượng đường trong máu nhé. Và ghi nhớ rằng trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi ăn bất kỳ thực phẩm nào cũng cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để an toàn, tốt cho cả mẹ và bé yêu.

Cách chưng yến cho người tiểu đường phòng ngừa hạ đường huyết

Đối với bệnh nhân hạ đường huyết

Nếu tình trạng nhẹ bạn có thể dùng ngay nước yến đã chế biến sẵn, để bổ sung kịp thời kết hợp với uống nước trái cây, hoặc dùng viên nén glucose, hay đơn giản nhất là ăn kẹo. Nếu tình trạng nặng, thì  sau khi xử lý sơ cứu ban đầu, hãy bổ sung ngay thực phẩm cho bệnh nhân bằng các món yến chưng hay súp, cháo đơn giản để bệnh nhân dễ phục hồi sức khỏe.

Xem thêm : Cách chưng yến sào cho người tiểu đường và những lưu ý khi sử dụng

Đối với bệnh nhân tiểu đường 

Nhiều người thường nghe nói về cách làm yến chưng đường phèn khi sử dụng yến, bởi đây là cách làm thông dụng nhất. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân tiểu đường, khi chưng yến thay vì dùng đường phèn phải đổi thành 3 quả táo tàu khô, như vậy vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến chỉ số sức khỏe của bệnh.

Cách chưng tổ yến với táo tàu 

Cách làm tổ yến chưng táo tàu
Cách làm tổ yến chưng táo tàu

Nguyên liệu:

  • Yến sào: 5 gam
  • Táo đỏ: 2 quả

Cách thực hiện

  • Yến sào đem làm sạch lông, chất bẩn rồi rửa lại sạch.
  • Cho yến vào bát và táo đỏ thêm 200 ml nước vào sau đó chưng cách thủy 15-20 phút là có thể sử dụng được.
  • Ngoài ra, có thể thay táo đỏ bằng đông trùng hạ thảo, hạt sen, nhụy hoa nghệ tây, câu kỳ tử,… những nguyên liệu này đều cải thiện bệnh tiểu đường rất tốt.

Nấu cháo tổ yến

Nguyên liệu

  • Yến sào: 4g
  • Nửa bát gạo mầm
  • 20g thịt bằm
  • Hành và gia vị

Cách làm cháo yến sào gạo mầm thơm ngon, bổ dưỡng
Cách thực hiện

  • Yến sau khi làm sạch lông thì đem chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Gạo mầm ngâm nước sạch 40ph rồi đem nấu cháo, nêm gia vị.
  • Thêm ít thịt băm vào để cháo thêm thơm ngon, cho thêm yến đã chưng vào đun thêm 5 phút là được.
  • Múc cháo vào tô, thêm hành ngò là ta đã có một món cháo thơm ngon bổ dưỡng.
Yensaotieuduong
Món ăn với yến sào cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra có thể chế biến tổ yến thành các món khác nhau để dùng trong bữa ăn, theo chế độ ăn bổ dưỡng như: Gà ác hầm tổ yến hay cháo tổ yến,… Những món ăn này vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa không chứa đường, hạn chế tinh bột, tốt với những người mắc bệnh tiểu đường.
Đối với người bệnh thích ăn ngọt, hãy dùng đường ăn kiêng để chưng tổ yến sào, vừa dễ ăn lại không lo ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Bên cạnh những món ăn kể trên, tổ yến còn kết hợp được với nhiều thực phẩm khác để tạo thành những món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng, phù hợp với người tiểu đường như: các loại rau xanh, củ quả giàu chất xơ, trứng, thịt.
Lưu ý rằng, khi chưng yến chúng ta không nên hầm yến sào quá lâu vì yến rất dễ chín, chưng lâu quá thì chất dinh dưỡng sẽ giảm đi nhiều. Như vậy, chỉ nên cho tổ yến sau cùng, đun thêm tầm 10 đến 15 phút nữa là được.

Người hạ huyết áp do tiểu đường ăn yến sào cần chú ý những gì ?

Khi dùng yến cho người tiểu đường cũng như phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết xảy ra đột ngột, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng những thực phẩm dành cho người tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp, hay ít tinh bột và đường để đảm bảo sức khỏe và cải thiện bệnh tốt nhất.
  • Nên kết hợp với các thực phẩm khác phù hợp với yến sào như rau củ nhiều chất xơ, thịt nạc, trứng, để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
  • Nên chọn mua tổ yến sào ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, giá thành và an toàn cho sức khỏe của chính bạn.

Yến sào Khánh Hòa dành cho người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại yến từ mọi nơi như yến sào Khánh Hòa, Yến Cần Giờ, Tây Ninh… Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học và trải nghiệm người tiêu dùng đã chứng minh rằng, Yến sào Khánh Hòa mới là tốt nhất, bởi chất lượng của yến phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết,… Ở Khánh Hòa khí hậu thuận lợi, không gian trong lành, nhiều hang đá, hang động, là môi trường thích hợp nhất thu hút sự chú ý của yến cũng như quá trình hình thành các chất dinh dưỡng trong tổ yến. Điều này khác hẳn với yến nuôi trong nhà hay nuôi ở các vùng khác.

To Yen Lam Sach To Yen Tinh Che
Ưu việt của Yến sào Khánh Hòa so với các loại yến thông thường

Như vậy, người bị hạ đường huyết ăn yến hay những bệnh nhân tiểu đường muốn cải thiện bệnh và phòng ngừa biến chứng (đặc biệt là hạ đường huyết đột ngột) nên tìm mua yến sào, đặc biệt là yến sào có nguồn gốc từ Khánh Hòa nhé. Công dụng tuyệt vời mà nó mang lại là không thể bàn cãi rồi đúng không nào. 

yen sao cho tre thieu dinh duong

Hướng dẫn sử dụng yến sào cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ bị thiếu hụt một số chất cần thiết cho sự phát triển về mặt thể chất. Phần lớn…
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước yến

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước yến? Lợi ích của tổ yến với bà bầu

Những tháng ngày thai kỳ là thời điểm mẹ bầu cần nạp nhiều dinh dưỡng hơn bình thường bởi lúc này cơ thể mẹ đang…
Nên mua yến thô không

Nên mua yến thô hay yến tinh chế? Loại nào tốt hơn?

Yến thô và yến tinh chế được cung cấp trên thị trường với mức giá chênh lệch lớn cùng những cam kết về chất lượng…
gui yen sao di my

Chi tiết những điều cần biết trước khi gửi yến sào đi Mỹ

Nếu tại Việt Nam, tổ yến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thì tại Mỹ, tổ yến…
yen chung nuoc dua

Khám phá công thức yến chưng nước dừa vừa đẹp da lại đẹp dáng

Cách chế biến yến thông dụng nhất hiện nay là yến chưng thuần hoặc kết hợp với đường phèn. Tuy vậy, tổ yến chưng cùng…
Yến sào trẻ em mấy tháng ăn được

Yến sào trẻ em mấy tháng ăn được?

Với hơn 50% thành phần là protein, 18 loại acid amin và các nguyên tố khoáng chất khác, yến sào là thực phẩm bổ dưỡng…
yen sao voi phu nu

Khám phá công dụng tuyệt vời của yến sào với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ

Từ xa xưa, yến sào đã được xem là một loại cao lương mỹ vị với thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi…
Kinh nghiệm chọn mua tổ yến an toàn và chất lượng NHẤT

Kinh nghiệm chọn mua tổ yến an toàn, chất lượng

Yến sào được xem là “tiên dược” với những tác dụng vô cùng hữu hiệu cho sức khỏe. Nhu cầu mua yến chưa bao giờ…
Chia sẻ
Bỏ qua