Chi tiết cách làm sạch yến thô an toàn, giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm tổ yến tinh chế sẵn. Tuy nhiên, tổ yến tinh chế là thực phẩm thuộc hàng cao lương mỹ vị, nên giá thành cũng tương đối cao. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng quyết định chọn mua tổ yến thô để tiết kiệm chi phí và có thể tự sơ chế đảm bảo an toàn.
Trong bài viết này, Lifenest sẽ chia sẻ cách làm yến thô đơn giản mà vẫn đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất quý trong yến. Cùng theo dõi nhé!
Cách làm yến thô sạch, không bị mất chất
Quy trình làm sạch tổ yến thường được thực hiện sau khi ngâm yến nở và mềm ra. Do vậy, để yến sào không bị mất chất, bạn cần lưu ý làm sạch lông thật nhanh và đảm bảo sợi yến giữ nguyên được dạng thức ban đầu.
Trước hết, để quá trình làm sạch dễ dàng, bạn cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ sau:
- Một thau sạch màu trắng hoặc bát thủy tinh, bát sứ có kích thước lớn. Việc chọn màu sắc dụng cụ trái ngược với màu đen của lông chim yến sẽ giúp việc phát hiện phần lông còn sót lại dễ dàng hơn.
- Nhíp hoặc kẹp gắp cỡ nhỏ, rây sạch lỗ nhỏ.
- Muỗng, đĩa sứ trắng với kích thước rộng.
Có 2 cách làm yến thô sạch lông với các bước thực hiện cụ thể như sau:
Mẹo làm sạch thứ nhất
Quy trình thực hiện gồm 5 bước:
- Bước 1: Rửa sạch tổ yến thô dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó ủ yến bỏ vào tủ lạnh trong khoảng 3 đến 4 tiếng, đến khi tổ yến dẻo hơn, ko dễ gãy nữa là được.
- Bước 2: Nhúng tai yến vào thau nước sạch nhỏ rồi dùng nhíp gẩy bụi, nhổ lông yến ra, thao tác nhanh để yến không bị rã mềm, như vậy sẽ hao yến.
- Bước 3: Chậu nước sau khi đã nhặt xong đổ qua rây lọc, bóp nhỏ phần yến và lông nhỏ đọng lại trên rây. Lắc rây trên 1 chậu nước sạch khác để bụi và lông nhỏ rơi ra hết .
- Bước 4: Tiếp tục cho phần vụn yến còn lại trên rây vào bát sứ và nhặt sạch những phần lông còn sót.
- Bước 5: Đem tổ yến đã sơ chế đi nấu hoặc bảo quản trong túi zipper đặt vào tủ lạnh sử dụng cho lần chế biến sau.
Mẹo làm sạch thứ hai
Quy trình thực hiện gồm 4 bước:
- Bước 1: Bạn rửa sạch yến và đem ủ tương tự như phía trên. Khi rửa yến cần lưu ý sử dụng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước nóng bởi nhiệt độ cao có thể làm mất đi dưỡng chất trong tổ yến.
- Bước 2: Sau khi tổ yến dai mềm, bạn để lên đĩa lớn và dùng nhíp nhặt lông trực tiếp. Trong quá trình nhặt, bạn nên chuẩn bị một bát nước nhỏ bên cạnh để mỗi khi nhặt được lông thì đem nhúng vào đó, như vậy nhặt sẽ nhanh sạch hơn.
- Bước 3: Sau khi thấy phần sợi yến không còn vướng bất kỳ sợi lông đen nào, bạn đổ yến vào rây và lọc lại một lần nữa qua chậu nước sạch thật nhanh.
- Bước 4: Chuẩn bị túi zipper để bảo quản tổ yến đã sơ chế. Loại túi này giúp tách biệt yến khỏi không khí và lưu trữ trong tủ lạnh được lâu hơn.
Cách làm thứ 2 có thể tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, lại đảm bảo được yến không bị ngâm quá lâu trong nước gây mất chất. Tuy nhiên, cách làm thứ nhất lại tỉ mỉ và làm sạch kỹ hơn. Do vậy, bạn có thể xem xét thời gian rảnh rỗi của mình để chọn cách làm yến thô phù hợp.
Những lưu ý khi thực hiện
Việc làm sạch tổ yến thô không khó nhưng cần sự khéo léo để đảm bảo dưỡng chất trong thực phẩm này không bị mất đi. Bạn nên tham khảo những lưu ý sau được tổng hợp từ các chuyên gia dinh dưỡng để quá trình sơ chế tổ yến đạt chuẩn nhất.
- Chỉ sử dụng nước lạnh (ở nhiệt độ thường) để rửa yến, tuyệt đối không dùng nước nóng để giữ trọn dinh dưỡng trong tổ yến.
- Chỉ làm sạch bằng nước và không lạm dụng bắt kỳ hoạt chất tẩy rửa nào. Bạn cần tránh xa những lời khuyên không chính xác về việc dùng chất tẩy rửa để có màu yến đẹp, trắng ngần.
- Thời gian ủ yến có thể linh động từ 3 tiếng đến 4, 5 tiếng. Bạn để ý khi yến mềm, dẻo, là có thể mang ra được, không nên ủ thêm.
- Làm sạch yến nhanh nhất có thể.
Tại sao cần làm sạch tổ yến thật nhanh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên làm sạch yến trong thời gian ngắn. Lý do chính là khi thực hiện nhặt lông, chúng ta phải để yến ngâm trong nước. Các dưỡng chất trong yến rất nhiều, nên khi để tiếp xúc với nước quá lâu, một phần nào đó có thể bị hòa tan gây lãng phí.
Ngoài ra, khi để yến ngâm trong nước lâu, sợi yến sẽ bị mềm đi, nhão ra, không còn giữ được độ dai ngọt vốn có. Người thưởng thức sẽ khó có được trải nghiệm vị giác trọn vẹn khi ăn các món được chế biến từ nguyên liệu tổ yến như yến chưng đường phèn hay chè tổ yến hạt sen.
Bảo quản yến như thế nào sau khi làm sạch?
Khi tổ yến thô đã được sơ chế sạch, bạn nên để ráo nước rồi chuẩn bị sẵn túi zipper hoặc các loại hộp chứa có nắp đậy kín. Điều quan trọng cần lưu ý trước khi bảo quản yến là tổ yến phải thật ráo, không còn đọng nước. Nếu để đọng nước, kể cả bảo quản trong tủ lạnh, tổ yến cũng không thể duy trì được lâu, dẫn tới hư hỏng rất nhanh, gây lãng phí tiền bạc.
Sau khi cho vào túi nilon có khóa zip hoặc hũ chứa kín, bạn có thể bảo quản tổ yến trong ngăn mát hoặc ngăn đá tùy nhu cầu về thời gian sử dụng. Ngoài ra, để tiện cho những lần chế biến sau, bạn có thể chưng sẵn yến rồi mới cho vào bảo quản. Thời gian sử dụng khuyến nghị là từ 7 đến 30 ngày. Khi ăn tổ yến được bảo quản quá thời gian trên, tổ yến sẽ không còn đủ dinh dưỡng như ban đầu, đôi khi còn bị hỏng, xuất hiện tình trạng nấm mốc.
Với những hướng dẫn cụ thể về cách làm yến thô sạch lông và những lưu ý khi thực hiện, bảo quản tổ yến trên đây, Lifenest hy vọng, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để quá trình sơ chế tổ yến đơn giản, dễ dàng hơn. Phần lông yến chứa nhiều vi khuẩn do quá trình đào thải của loài chim này tích tụ lại nên nếu không làm sạch kỹ, sức khỏe người thưởng thức sẽ phải chịu những hệ quả xấu.
Ngoài ra, các bà nội trợ cũng có thể chọn mua các sản phẩm tổ yến đã tinh chế sẵn từ các thương hiệu uy tín, chất lượng như Lifenest để tiết kiệm thời gian chế biến, giúp việc nấu nướng các món ăn từ yến nhanh gọn mà vẫn cung cấp hàm lượng cao dưỡng chất cho người sử dụng.