Uống nước yến nhiều có tốt không? Định mức cho từng đối tượng

Yến sào sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, vì vậy mặc cho sản phẩm này có giá thành khá cao, nhiều người vẫn thường xuyên sử dụng nước yến và các sản phẩm chế biến từ tổ yến với suy nghĩ sử dụng càng nhiều sẽ càng có lợi cho sức khỏe. 
Tuy vậy, thực tế uống nước yến nhiều có tốt không? Đối tượng nào nên hạn chế bổ sung nước yến và định mức sử dụng tổ yến sao cho hiệu quả? Hãy để Lifenest giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây!

Uống nước yến nhiều có tốt không?

Theo phân tích từ các viện nghiên cứu dinh dưỡng, hàm lượng protein từ yến sào lên đến 45-55%. Ngoài ra, tổ yến còn chứa tới 18 loại axit amin cùng hơn 31 vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên không quá khó hiểu khi nó được đánh giá là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe mọi lứa tuổi. 
Tuy vậy, dù có tốt đến đâu, chúng ta cũng nên bổ sung dinh dưỡng từ nước yến khoa học và vừa đủ. Bởi lẽ, không phải cứ uống nước yến nhiều là cơ thể sẽ hấp thụ được tất cả những dưỡng chất ấy. Đôi khi, nạp quá nhiều nước yến còn gây lãng phí dinh dưỡng, tốn kém tiền bạc vì nước yến cũng có giá thành khá cao. 

Sản phẩm nước yến từ Lifenest
Sản phẩm nước yến từ Lifenest

Với người bình thường, định mức bổ sung tổ yến nên dùng là: 

  • Tháng đầu tiên: Tối đa 150 gram yến một tháng và không dùng quá 5 gram/ngày. Nếu có thể, bạn nên thưởng thức yến cách ngày. 
  • Tháng thứ 2 trở đi: Tối đa 100 gram yến một tháng và không dùng quá 6 gram/ngày.

Đây là những số liệu mang tính tham khảo, phù hợp với sức khỏe người bình thường. Đối với người mắc một số bệnh nền thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước yến hoặc thưởng thức các món ăn từ yến sào. 

Đối tượng nào không nên dùng nhiều nước yến?

Hầu hết mọi đối tượng lứa tuổi khác nhau đều có thể sử dụng nước yến vì đây chỉ là một loại thực phẩm dinh dưỡng bổ sung và không có tác dụng phụ hay gây ra kích ứng nào. Tuy vậy, các bác sĩ lại cho rằng người bệnh cao huyết áp là đối tượng không nên uống quá nhiều nước yến. 
Theo phân tích từ chuyên gia, việc bổ sung nhiều nước yến không chỉ gây đầy bụng, khó tiêu mà đôi khi còn làm huyết áp có chiều hướng tăng cao. Lý do được đưa ra là khi sản xuất nước yến, các đơn vị thường thêm các thành phần khác như đường phèn. Vị ngọt giúp thức uống này ngon và hấp dẫn hơn nhưng lại chính là nguy cơ tiềm ẩn khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng nhất định tới những người bệnh huyết áp cao. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều nước yến cũng không giúp cơ thể tăng thêm dưỡng chất mà chỉ gây lãng phí dinh dưỡng và tiền bạc. 
Dù vậy vẫn không thể phủ định được những lợi ích sức khỏe nước yến đem lại cho người bệnh huyết áp cao nếu được sử dụng với định mức vừa phải. Không chỉ sở hữu lượng acid amin giúp ổn định huyết áp, yến sào còn hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch và tuần hoàn nhờ lượng protein có lợi. Theo chia sẻ từ Bác sĩ Thanh Sơn thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, lượng tổ yến tối đa người bệnh có thể nạp vào cơ thể là khoảng 3-5 gram mỗi tuần. Để dễ theo dõi hàm lượng yến tiêu thụ, người bệnh nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trong các sản phẩm nước yến trước khi thưởng thức. 

Uống nước yến với lượng vừa đủ rất tốt cho bệnh huyết áp cao
Uống nước yến với lượng vừa đủ rất tốt cho bệnh huyết áp cao

Lượng tổ yến phù hợp các đối tượng cụ thể

Ở phần đầu, Lifenest đã cung cấp những thông tin về liều lượng sử dụng tổ yến cho đối tượng người bình thường. Tuy vậy, ở từng độ tuổi hoặc tình trạng sức khỏe khác nhau lại có định mức bổ sung tổ yến khác nhau. Do vậy, hãy theo dõi nội dung dưới đây để có chế độ dinh dưỡng khoa học cho mình và người thân nhé!

Định mức cho người đau dạ dày

Người bị chứng đau dạ dày chiếm đến hơn 30% dân số Việt Nam bởi những vấn đề trong thói quen ăn uống và lối sinh hoạt thiếu lành mạnh. Khi thăm khám hoặc nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, hầu hết người bệnh đều được khuyên nên bổ sung các món ăn từ yến sào trong thực đơn hàng ngày. Lý do là, thực phẩm này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn sở hữu hợp chất Threonine có tác dụng chính trong việc giảm thiểu các chứng đau nhức, khó chịu, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. 

Người đau dạ dày có thể giảm đau nhờ nước yến
Người đau dạ dày có thể giảm đau nhờ nước yến

Những đối tượng này có thể sử dụng trung bình khoảng 5 gram/ngày để cải thiện tình trạng đau bụng do bệnh gây nên. Nếu ăn nhiều hơn định mức này, người bệnh có thể gặp phải chứng đầy hơi, khó tiêu do hàm lượng dinh dưỡng cao trong tổ yến. 

Định mức cho phụ nữ mang thai

Để mẹ khỏe, con thông minh, các bà bầu có thể bổ sung dinh dưỡng từ yến sào theo hướng dẫn sau đây. Khi ăn tổ yến khoa học, sức khỏe của mẹ sẽ được tăng cường, có đủ năng lượng để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đầy cam go. Về phần thai nhi, bé cũng được hỗ trợ phát triển não bộ toàn diện nhờ phần dinh dưỡng từ yến sào. 

  • Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Tuyệt đối không sử dụng yến sào để tránh những ảnh hưởng không đáng có. Nhìn chung, tổ yến là thực phẩm an toàn nhưng nếu mua phải sản phẩm tinh chế hoặc đã qua chế biến từ các đơn vị không uy tín, rất khó để đảm bảo họ có cho thêm tạp chất gì vào yến sào hay không. 
  • Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 thai kỳ: Bổ sung tối đa 100 gram/yến một tháng và không nên vượt quá 7 gram/yến một ngày để tăng sức đề kháng, giúp mẹ phòng bệnh trong quá trình mang thai. Mẹ bầu cũng cần lưu ý thưởng thức các món ăn từ tổ yến cách ngày để tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Trong 2 tháng cuối thai kỳ: Lượng yến nên ăn giảm xuống chỉ còn khoảng 70 gram/tháng. Mỗi ngày, mẹ cũng không nên ăn quá 5 gram yến sào bởi giai đoạn này bé đã phát triển tương đối ổn định, không cần bổ sung quá nhiều dinh dưỡng, tránh lãng phí và tốn tiền. 
Yến sào là thực phẩm “vàng” cho phụ nữ mang thai
Yến sào là thực phẩm “vàng” cho phụ nữ mang thai

Định mức cho trẻ em 

Tổ yến đặc biệt có lợi cho trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. Nó không chỉ kích thích khả năng sinh trưởng tế bào mà còn tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giúp bé ăn ngon miệng, khỏe mạnh hơn. Tuy vậy, mẹ vẫn nên lưu ý những khuyến nghị về định mức tiêu thụ yến sào ở trẻ như sau. 

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống nước yến hoặc ăn các chế phẩm từ tổ yến vì lúc này, cơ thể chưa đủ khả năng hấp thụ được dinh dưỡng từ yến sào. 
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi có thể ăn tối đa 50 gram/tháng và không quá 3 gram một ngày. 
  • Trẻ từ 3 đến 10 tuổi có thể bổ sung tối đa 100 gram yến một tháng nhưng không được quá 7 gram một ngày. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn cách ngày để tránh bị thừa đạm, gây đầy bụng, khó tiêu. 
Mẹ nên chế biến món yến chưng cho trẻ ăn thường xuyên
Mẹ nên chế biến món yến chưng cho trẻ ăn thường xuyên

Yến sào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên cần có kế hoạch ăn vào những thời điểm phù hợp trong ngày. Ví dụ, mẹ có thể cho trẻ ăn sau khi hoạt động mạnh như chơi thể thao hoặc lúc mới đi học về để con có thêm năng lượng cho những hoạt động kế tiếp. Mẹ nên tránh cho con ăn trước giờ ăn bữa chính vì như vậy sẽ khiến bé mất đi cảm giác thèm ăn, khó đảm bảo được cân bằng dinh dưỡng. 
Không thể phủ nhận rằng, nước yến và các chế phẩm từ yến sào là một trong những thực phẩm đại bổ, đắt giá với sức khỏe chúng ta. Tuy vậy, để tránh lãng phí tiền bạc và đảm bảo hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng, bạn nên tham khảo những khuyến cáo trên trước khi thưởng thức. 

Cách chưng yến với hạt chia và những lợi ích đối với sức khỏe

Chi tiết cách chưng yến với hạt chia và những lợi ích đối với sức khỏe

Yến chưng hạt chia là một trong những cách chế biến tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng lại cực kỳ dễ làm. Với nguồn cung…
Huyết áp thấp ăn yến sào có tốt không

Huyết áp thấp ăn yến sào có tốt không? Và Tại Sao ?

Tụt huyết áp (huyết áp thấp) là một trong những vấn đề sức khỏe không tốt phổ biến hiện nay, và cần được quan tâm…
mat na yen sao 4

Mặt nạ yến sào: Giải pháp làm đẹp, trẻ hóa làn da

Bên cạnh công dụng bồi bổ sức khỏe, yến sào còn được biết đến là một loại nguyên liệu làm đẹp và chăm sóc da…
han su dung yen

Hạn sử dụng của Yến sào là bao lâu? Chính xác từng loại Yến

Yến sào là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao nên các gia đình thường mua để tích trữ sẵn. Tuy nhiên, cũng…
yen sao vung nao tot nhat

Yến sào vùng nào tốt nhất? Chia sẻ quan điểm và Tranh luận

Tổ yến là thực phẩm sở hữu nhiều dưỡng chất quý và những lợi ích “vàng” đối với sức khỏe. Giá thành sản phẩm cao…
Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không và vì sao?

Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không và vì sao?

Mặc dù đã được bảo quản kỹ lưỡng trong các bao nilon hay hũ được đậy nắp kín và đặt trong tủ lạnh nhưng nhiều…
Tác dụng của kỷ tử

Cách làm yến chưng đường phèn táo đỏ kỷ tử hạt sen

Yến chưng đường phèn táo đỏ kỷ tử từ lâu được xem là phương thuốc hữu hiệu dành cho sức khoẻ. Bài thuốc quý này…
Khi nào không nên ăn yến sào và vì sao không nên ăn?

Khi nào không nên ăn yến sào và vì sao?

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, công dụng của nó đã được chứng minh bởi nhiều chuyên gia thông qua…
Chia sẻ
Bỏ qua