Tác dụng phụ của yến sào, những lưu ý về hạn sử dụng và cách bảo quản
Yến sào được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi và đối tượng với lượng dưỡng chất dồi dào, phong phú. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận được mọi tác dụng của yến sào. Ngược lại, một số trường hợp còn chịu tác dụng phụ khi sử dụng loại thực phẩm này. Bài viết này sẽ chỉ ra các tác dụng phụ có thể có khi ăn yến sào, nguyên nhân và cách phòng tránh để bảo đảm sức khỏe.
Những tác dụng phụ của yến sào bạn có thể gặp phải
Tùy vào cơ địa mỗi người hoặc cách sử dụng không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ của yến sào gây hại cho sức khỏe.
Yến sào gây tình trạng biếng ăn ở trẻ
Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên được khuyên ăn yến sào để bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cũng như hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều yến sào thì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho bé ăn 4gr yến mỗi ngày. Với việc duy trì đủ lượng thường xuyên, tình trạng biếng ăn ở trẻ giảm hẳn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt lên. Nên phụ huynh thường lạm dụng yến cho bé. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn quay trở lại và thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Lạm dụng yến cho bé cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất khi hệ tiêu hoá phải xử lý lượng lớn thức ăn giàu dinh dưỡng. Trong khi đó hệ tiêu hoá của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.
Khi trẻ lần đầu ăn yến, khả năng xảy ra tình trạng dị ứng do thay đổi đột ngột thực phẩm. Do đó phụ huynh cần cho trẻ thử với lượng nhỏ ban đầu, sau đó tăng dần lên đến mức 4gr mỗi ngày.
Bà bầu không nên dùng yến sào
Yến sào là thực phẩm giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách thì các tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Bà bầu chỉ nên ăn yến từ tháng thứ 3 trở đi. Trong giai đoạn này, thai nhi đang hình thành tim, hệ sinh dục và hệ thần kinh. Lượng dưỡng chất dồi dào của yến sào khiến quá trình phát triển của thai nhi bị đẩy nhanh quá mức tự nhiên, có thể gây nguy hiểm.
Xem thêm: Bà bầu có được uống nước yến không? Lưu ý khi sử dụng cho bà bầu
Hạn chế khả năng tiêu hoá và hấp thụ dưỡng chất
Yến sào không chỉ tăng cường dưỡng chất cho cơ thể mà còn củng cố khả năng hấp thụ chất. Tuy nhiên khi sử dụng yến với lượng nhiều hơn mức tiêu chuẩn, cơ thể sẽ bị bão hoà dưỡng chất và không thể hấp thụ thêm các dưỡng chất từ thức ăn khác. Do đó dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hệ tiêu hoá.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, yến sào chỉ nên ăn vào sáng sớm khi chưa dùng bữa. Giữa giờ chiều cũng là lúc lý tưởng để dùng yến hoặc 1h trước khi đi ngủ. Những lúc này, bụng đang rỗng và khả năng hấp thụ dưỡng chất đạt ở mức cao. Các thời điểm này cách những bữa ăn chính một khoảng thời gian hợp lý giúp cơ thể có khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn khác.
Hạn sử dụng của yến sào
Với yến sào thô, bạn có thể giữ đến hơn 5 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo tác dụng hiệu quả và an toàn khi sử dụng, yến sào thô chỉ nên sử dụng trong 3 năm.
Yến sào có thời hạn sử dụng lên đến 3 năm với loại yến tinh chế. Tuy nhiên, để đảm bảo tác dụng và hiệu quả của các dưỡng chất có trong thành phần yến sào, bạn nên sử dụng yến tinh chế trong vòng một năm. Việc đảm bảo hạn sử dụng yến trong một năm đồng thời giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ gặp phải nếu chất lượng yến bị giảm và xuất hiện các loại nấm mốc.
Yến sào tươi do chưa trải qua quá trình hong khô nên vẫn còn ướt. Vì thế, thời hạn sử dụng của sản phẩm này ngắn hơn. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, yến sào tươi chỉ nên dùng trong 48 tiếng. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng yến sào tươi đến 7 ngày.
Yến sào chưng sẵn là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nhất, chỉ trong vòng 24 tiếng sau khi chưng xong. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể dùng dần trong khoảng 1 tuần mà vẫn đảm bảo được chất lượng của yến.
Cách bảo quản yến sào
Để tránh trường hợp bị tác dụng phụ khi sử dụng yến sào, yến cần được bảo quản đúng cách. Đối với tất cả các loại yến, cần giữ trong môi trường thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc, quá kín để ngăn chặn vi-rút và các loại nấm mốc phát triển. Đặc biệt với yến đã chưng, cách tốt nhất để bảo quản yến là cho vào tủ lạnh. Cách bảo quản này vừa đảm bảo chất lượng yến, vừa tăng hạn sử dụng của thực phẩm. Yến sào tươi nên được cho vào ngăn mát để đảm bảo dưỡng chất. Bạn còn có thể bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh để sử dụng lâu hơn.
Yến sào là thực phẩm dinh dưỡng từ thiên nhiên, vừa an toàn lại nhiều chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng hiệu quả và an toàn thì bạn cần biết cách bảo quản và loại bỏ những tổ yến quá hạn sử dụng, biết cách sử dụng an toàn để tránh trường hợp bị tác dụng phụ, tiền mất tật mang.
- Website: yến sào khánh hòa (Yensaokhanhhoa.vn)
- Hotline: 0915.228.822
- Trụ sở chính : Vịnh Ninh Vân xã Ninh Hòa TP.Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
- Email: hi@yensaokhanhhoa.vn