Ăn yến sào đúng cách không phải ai cũng biết
Yến sào chứa nhiều dưỡng chất giá trị cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu không ăn yến sào đúng cách thì hiệu quả của món bổ dưỡng này sẽ không như bạn kỳ vọng. Bài viết sau đây yến sào Khánh Hòa LifeNest hướng dẫn sử dụng yến sào và những lưu ý cần biết để phát huy tối đa tác dụng của các dưỡng chất trong yến sào.
Ai nên ăn yến sào?
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên được bổ sung yến sào để tăng cường sự phát triển. Tuy nhiên bởi cơ địa và thể trạng của mỗi trẻ đều khác nhau. Mẹ cần lưu ý thử phản ứng cơ thể trẻ trước khi đi đến thực đơn yến sào định kỳ. Mẹ cũng nên lưu ý hệ tiêu hoá của trẻ giai đoạn này chỉ vừa mới dần dần ổn định. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều yến sào mà vẫn nên kết hợp cùng sữa mẹ và các thực phẩm bổ dưỡng khác.
Trẻ từ 3 đến 10 tuổi cần được bổ sung yến sào cho quá trình phát triển xương. Yến sào chứa hàm lượng canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương phát triển. Giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi rất quan trọng trong việc phát triển xương chắc khoẻ và tăng trưởng chiều cao cho trẻ.
Bạn cần đọc : Top 5 nước yến cho bé loại tốt nhất được các mẹ lựa chọn
Người trưởng thành ở mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng yến sào. Đặc biệt những ai đang trong quá trình hồi phục sau bệnh, sau phẫu thuật, yến sào giúp tăng cường quá trình phục hồi mô, cơ và xương, tăng cường hồng cầu và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Những người không nên ăn yến sào
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn yến sào. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện. Sử dụng yến sào trong thời gian này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hoá về sau khi trẻ lớn lên.
Nên ăn yến sào khi nào?
Lượng dưỡng chất có trong thành phần yến sào khá lớn. Để để hấp thụ hiệu quả, cần lựa chọn thời điểm thích hợp. Lúc đó cơ thể có cơ hội nhận đủ chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn yến sào là khi bụng đói. Lúc đó cơ thể sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng được cung cấp.
Dùng yến sào vào buổi sáng sớm
Buổi sáng là thời điểm lý tưởng đầu tiên trong ngày để ăn yến sào hiệu quả. Khi bụng đang còn đói, một bát súp yến dồi dào dưỡng chất sẽ được cơ thể hấp thụ ở mức tối đa. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn thay thế bằng yến chưng đường phèn để giúp hệ hô hấp được cải thiện. Một bát chè yến cũng là lựa chọn lý tưởng cho dinh dưỡng đầu ngày. Không chỉ giúp cơ thể nhận đủ dưỡng chất mà còn là thức ăn sáng lý tưởng cho thực đơn giảm cân hiệu quả.
Dùng yến sào trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, cơ thể đã kịp tiêu hoá thức ăn trong bữa tối. Đây cũng thời điểm lý tưởng để cơ thể hấp thụ hiệu quả dưỡng chất trong thành phần yến sào.
Trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút, bạn nên ăn một bát súp yến nóng. Yến chưng đường phèn hạt sen sẽ giúp giấc ngủ của bạn ổn định hơn, dễ chịu hơn. Một bát súp yến cũng là lựa chọn không tồi nếu bạn không muốn dạ dày hoạt động nhiều. Hoặc bạn có thể lựa chọn nước yến để thay thế.
Dùng yến vào buổi chiều
Thời điểm giữa hai bữa trưa và tối cũng là lúc cơ thể bạn sẵn sàng hấp thụ lượng dinh dưỡng dồi dào. Tốt nhất bạn nên đợi 3h sau bữa ăn trưa để dùng yến và cách bữa ăn tối khoảng 2 – 3h.
Vào lúc này, lượng thức ăn trong bữa chính đã được tiêu hoá phần nào. Cơ thể bạn cũng thường xuất hiện trạng thái đói trong lúc này. Một bát súp yến giữa chiều sẽ cung cấp thêm năng lượng để làm việc và hoạt động hiệu quả hơn.
Ăn yến sào như thế nào là đủ?
Để ăn yến sào có tác dụng, nên lưu ý liều lượng phù hợp cho từng thể trạng khác nhau.
Với người lớn, liều lượng ăn yến khoảng từ 5 – 10 gram mỗi lần, một tuần khoảng 2 – 3 lần. Nếu sử dụng nước yến sào thì mỗi tuần 2 – 3 lần với 70 ml mỗi lần.
Trẻ từ 3 – 10 tuổi nên ăn yến khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể phát triển.
Người bệnh hoặc trong thể trạng không tốt, đang trong quá trình hồi phục sức khoẻ nên ăn yến mỗi ngày để cơ thể tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục.
Nên ăn yến sào cùng gì?
Có nhiều cách ăn yến sào khác nhau với cùng mục đích tăng cường sức khoẻ. Cách thông dụng và đơn giản nhất là yến chưng đường phèn. Cách chế biến này vừa đảm bảo giữ được hương vị nguyên thuỷ của yến. Vừa có tác dụng bổ trợ hệ hô hấp và giữ nguyên lượng dinh dưỡng của yến sào.
Yến chưng cùng hạt sen hoặc táo đỏ. Kỷ tử cũng là một trong những loại hạt được thêm vào yến sào để tăng cường chất dinh dưỡng. Những cách chưng này không làm giảm đi dưỡng chất của yến. Ngược lại giúp tăng cường vị giác và củng cố thêm tác dụng “thần dược” của yến sào.
Những kiến thức cơ bản về ăn yến này có vẻ đơn giản nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần nắm những điều này, bạn có thể vừa cải thiện sức khoẻ hiệu quả, vừa tận dụng tối đa dưỡng chất từ yến sào, vừa không lãng phí khoản tiền lớn vào thực phẩm đắt đỏ này.